1. Đo mức chất lỏng bằng chênh lệch áp suất :
Cảm biến đo mức chênh áp được chia làm 2 loại : Cảm biến đo mức chênh áp đo trong bồn kính như lò hơi,… Và cảm biến dạng thả chìm dùng cho môi trường hở như mực nước sông, ao, hồ,…
Nguyên lý hoạt động như sau : Mức chất lỏng được xác định bằng cách đo độ chênh lệch áp suất. Theo cách quy đổi đơn giản 1bar= 10,21 mét nước.
2. Đo mức chất lỏng kiểu điện dung (điện cực) :
Để đo mức chất lỏng dạng điện dung, chúng ta phải xác định được loại chất lỏng cần đo là loại dẫn điện hay không dẫn điện. Vì đo mức kiểu điện dung thì que đo sẽ tiếp xúc trực tiếp với môi chất cần đo.
Nguyên lý hoạt động như sau :Đối với chất lỏng dẫn điện như : nước, các dung dịch của nước,… Cảm biến sẽ đo độ dẫn điện của chất lỏng với thành bồn chứa. Như vậy cảm biến sẽ xác định được mức chất lỏng trong bồn chứa là bao nhiêu milimet.
Đối với chất lỏng không dẫn điện như : dầu diesel, xăng, dầu thực vật,… Hoặc chất rắn : Cảm biến sẽ đo độ dẫn điện hai bề mặt tiếp xúc của chất lỏng với cảm biến.
3. Đo mức chất lỏng bằng sóng siêu âm :
Cảm biến đo mức siêu âm là cảm biến đo mức chất lỏng không tiếp xúc với chất lỏng cần đo. Sai số của cảm biến siêu âm cũng khá thấp. So với cảm biến điện dung và cảm biến áp suất thủy tĩnh (thả chìm).
Nguyên lý hoạt động cảm biến siêu âm như sau :
Như tên gọi, cảm biến sẽ phát ra sóng siêu âm đến mực chất lỏng cần đo, khi gặp chất lỏng sóng siêu âm sẽ phản xạ lại cảm biến. Khi đó cảm biến đóng vai trò như bộ nhận sóng siêu âm. Thời gian phát và nhận sóng sẽ được xử lý và đưa ra tín hiệu tuyến tính 4-20mA qui đổi ra mức chất lỏng cần đo.
4. Đo mức chất lỏng bằng sóng Radar
Cảm biến đo mức Radar là phương pháp đo mức chất lỏng, chất rắn có độ chính xác cao nhất. Hoạt động tốt trong môi trường khắc nghiệt,… Nhược điểm duy nhất của cảm biến đo mức Radar là giá thành khá cao.
Comments are closed.