Hiệu chuẩn là gì?
Có thể hiểu một cách ngắn gọn, hiệu chuẩn là hoạt động mà ở đó thiết bị kiểm tra được so sánh với một giá trị tham chiếu cho trước.
– Khi một cảm biến hoặc thiết bị có sự biến đổi nhiệt độ hay sức ép về vật lý, công suất của nó sẽ bắt đầu giảm, hay còn gọi là “độ lệch”. Điều này có nghĩa là dữ liệu đo lường từ cảm biến trở nên không tin cậy hoặc thậm chí có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất của một nhà máy.
– Mặc dù độ lệch không thể loại bỏ hoàn toàn, nhưng nó có thể được phát hiện và chỉnh sửa thông qua hiệu chuẩn. Mục đích của hiệu chuẩn là xác định thiết bị đo hay cảm biến chính xác ở mức độ nào.Quan trọng hơn, nếu thiết bị quan trọng với 1quá trình hoạt động hoặc đặt nơi nguy hiểm, cứ để cảm biến bị lệch theo thời gian có thể gây ra mất an toàn cho người sữ dụng.
Nếu bạn có cảm biến nhiệt độ công nghiệp như RTD, cặp nhiệt điện, thermistors, nhiệt kế bi-metal hoặc nhiệt kế thuỷ tinh để hiệu chỉnh, bạn cần một nguồn nhiệt đáng tin cậy để xác minh chính xác. Đó là lý do các bộ nhiệt chuẩn ra đời. Hiện nay có rất nhiều hãng tham gia vào thị trường thiết bị chuẩn nhiệt độ dạng bể nhiệt này với hàng trăm model khác nhau như AOIP 1200 Basic, AOIP Jupiter 650,Isotech QuickCal 550, Isotech Pegasus 1200,Isotech Gemini LRI Dry Block, Ametek Jofra ATC 650B,Ametek ITC 155/320/65, Ametek Jofra ATC 157B,Fluke Calibration 9190A Field Metrology Well, Fluke Calibration Model 9150 Thermocouple Furnace…
Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một trong số các loại thiết bị nói trên :
Lò hiệu chuẩn nhiệt độ PEGASUS 4853 Serial – Model Basic
Một số thông tin kỹ thuật quan trọng
1. Dải nhiệt độ : 150 – 1200 ºC
2. Độ chính xác và ổn định : ± 0.1 ºC + 150 ºC ; ± 0.2 ºC + 1200 ºC
3. Độ phân giải : 0.1 ºC từ 150 ºC đến 999.9 ºC sau đó thêm 1 ºC : 0.01 ºC khi vượt quá giao diện PC
4. Nguồn vật đen tuyệt đối : ± 0.3 ºC
5. Thời gian làm lạnh : Từ 1200 ºC đến 800 ºC trong 50 phút, Từ 1200 ºC đến 200 ºC trong 180 phút
6. Tỉ lệ đốt nóng : 25 ºC /phút
7. Thể tích hiệu chuẩn : đường kính 33.5 mm sâu 130 mm
8. Chèn tiêu chuẩn : 4 x 8 mm tất cả các ống sâu 80 mm + 50 mm cách nhiệt đỉnh
9. Đơn vị hiển thị : ºC, ºK , F
10. Nguồn : 115V AC hoặc 230V AC ( 50/60 Hz) 800W
11. Kích thước : 384H (bao gồm tay cầm) x 212W x 312D mm
12. Khối lượng : 13kg
13. Hiển thị : hiển thị số để cài đặt và quy định nhiệt độ khối
14. Phụ kiện kèm theo :
Khối chèn kim loại Gốm cách điện
Vật đen tuyệt đối Thermocouper chuẩn loại
Với model này bạn cần có một bộ hiển thị nhiệt độ riêng biệt bên ngoài để theo dõi hiệu chuẩn các giá trị thực tế của nhiệt độ khối chèn ghi đồng thời với các giá trị từ cảm biến được kiểm tra. Với một bộ hiển thị phù hợp như Isotech Millik sẽ cho kết quả chính xác nhất và đáng tin cậy. Các nhiệt kế kiểm tra được đặt vào lỗ phù hợp trong khối chèn kim loại
Sau đây là quy trình hiệu chuẩn một sensor nhiệt độ:
Trước hết ta cần quan tâm đến:
Môi trường hiệu chuẩn
– Nhiệt độ môi trường: khoảng từ 18 đến 25oC
– Độ ẩm không nhỏ hơn 80%RH
– Phòng hiệu chuẩn phải thoáng khí, không có bụi, không bị đốt nóng từ một phía, tránh chấn động và va chạm.
=> Thông thường khi hiệu chuẩn một thiết bị nào đó thì thường được tiến hành trong phòng Lab, được kiểm soát chặt chẽ về nhiệt độ, đổ ẩm,…trước và sau khi hiệu chuẩn, để đảm bảo kết quả đo luôn chính xác, không bị tác động từ môi trường.
– Tiến hành:
Đầu tiên ta phải đặt các khối chèn vào bể nhiệt.
Đặt lần lượt khối ceramic cách điện ở dưới cùng của bể nhiệt.
Tiếp theo đặt khối chèn kim loại cho các loại cảm biến nhiệt độ vào.
Đặt khối ceramic cách nhiệt vào trên cùng.
Cắm cảm biến nhiệt độ cần hiệu chuẩn vào khối chèn đã được đặt trong bể nhiệt và kết nối ngõ ra của cảm biến nhiệt độ với một màn hình hiển thị chuẩn, để đọc kết quả mà cảm biến trả về.
Tiếp theo, chọn đơn vị nhiệt độ (ở đây là oC hoặc oF), lưu ý đơn vị nhiệt độ trên bể nhiệt phải đồng nhất với đơn vị nhiệt độ trên bộ hiển thị chuẩn
Sau đó tiến hành đặt các giá trị nhiệt độ mong muốn, bằng thao tác với phím mũi tên lên hoặc xuống để tăng hoặc giảm nhiệt độ (chế độ heating hay cooling)
Giả sử ta đặt nhiệt độ trên bể nhiệt là 40oC, đợi một thời gian để bể nhiệt ổn định kết quả, sau đó ta đọc giá trị mà màn hình chuẩn đọc được từ cảm biến nhiệt độ. Ở đây ta thấy đặt 40oC mà giá trị đọc được từ cảm biến là 40.2939oC, như vậy chênh lệch 0.2939oC, tương ứng với 0.735%, tùy thuộc vào mỗi tiêu chuẩn và quy trình hiệu chuẩn khác nhau mà ta đánh giá được độ sai số này có được cho phép hay không, thiết bị với sai số này là vẫn còn hoạt động bình thường hay đã có sự cố,…
Ta tiếp tục với các điểm đặt nhiệt độ khác nhau, tùy thuộc vào quá trình hiệu chuẩn này tuân theo quy trình hay tiêu chuẩn hiệu chuẩn nào.
Chúc các bạn thành công!!!
Comments are closed.